NỘI DUNG BÀI VIẾT
- 1 Sàn vinyl chống tĩnh điện là gì?
- 2 Cấu tạo của sàn vinyl chống tĩnh điện:
- 3 Các tiêu chuẩn sàn vinyl chống tĩnh điện:
- 4 Tại sao nên sử dụng sàn vinyl chống tĩnh điện cho công trình:
- 5 Cách thi công sàn viny chống tĩnh điện:
- 6 Sử dụng sàn vinyl chống tĩnh điện có tốt không?
- 7 Top 3 sàn vinyl chống tĩnh điện tốt nhất hiện nay:
Sàn vinyl chống tĩnh điện là gì ? Giá bao nhiêu 1m2 ? sàn vinyl chống tĩnh điện nó có công dụng gì?…. Đây là những câu hỏi thắc mắc từ khách hàng mà chúng tôi nhận nhiều nhất. Vậy để giải đáp cho mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm này, hãy cùng Trường Thành Phát tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Sàn vinyl chống tĩnh điện là gì?
Sàn vinyl chống tĩnh điện là dòng sản phẩm được cấu tạo từ nhựa PVC kết hợp với một số nguyên liệu khác tạo thành và có khả năng chống tĩnh điện hiệu quả cao.
Theo Wikipedia, Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
Sàn vinyl chống tĩnh điện có nhiều tính năng nổi bật hơn sàn vinyl thông thường như:
- Bề mặt mềm, dẻo và có độ đàn hồi cao hơn
- Khả năng chống trơn trượt, trầy xước tốt hơn
- Có thể chống lại với nhiều hóa chất và chất tẩy rửa
- Chịu lực tốt, không cong vênh co ngót hay bị nứt gãy
- Đi lại êm chân và không gây ra tiếng ồn
- Chuyên sử dụng cho các dự án lớn, quá trình thi công dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Cấu tạo của sàn vinyl chống tĩnh điện:
Sàn vinyl chống tĩnh điện có cấu tạo gồm 4 lớp chính:
- Bề mặt PVC: Được phủ 1 lớp Oxit Nhôm trong suốt giúp bề mặt có khả năng chống trầy xước và trơn trượt hiệu quả
- Lớp áo : Tạo ra thành phẩm với màu sắc và hoa văn khác nhau phù hợp với yêu cầu khách hàng đưa ra
- Lớp lõi PVC: Là một lớp xốp lớn, dày có khả năng tạo đàn hồi và mang lại sự chắc chắn cho sàn
- Lớp đế PVC: Giúp giữ thăng bằng, mang tính ổn định cao và có khả năng chống thấm nước hiệu quả.
Các tiêu chuẩn sàn vinyl chống tĩnh điện:
- EN 660-2 1999: Mặt sàn đạt tiêu chuẩn chống mài mòn
- EN 434 1994: Đạt tiêu chuẩn ổn định kích thước
- EN 436 1994: Tiêu chuẩn về khối lượng, trọng lượng
- EN 428 1993: Tiêu chuẩn về độ dày ván sàn
- EN 649: Chỉ số tiêu chuẩn chống mài mòn
- EN 13893 ClassDS: Tiêu chuẩn chống trơn trượt
Trên đây là những tiêu chuẩn sàn vinyl chống tĩnh điện được kiểm tra nghiêm ngặt và xử lý bởi các nhà máy tại Châu Âu.
| Tham khảo thêm: Mẫu sàn vinyl chống tĩnh điện
Tại sao nên sử dụng sàn vinyl chống tĩnh điện cho công trình:
- Mặt sàn chống tĩnh điện nên rất an toàn cho người sử dụng và giảm khả năng cháy nổ, hỏa hoạn…
- Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến của Châu Âu nên không chứa thành phần độc hại
- Vật liệu mang tính ổn định cao, không cong vênh hay giãn nở theo khí hậu Việt Nam
- Thiết kế màu sắc, hoa văn độc đáo phù hợp với tất cả không gian rộng lớn
- Ngoài chống tĩnh điện, mặt sàn còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
- Được cấu tạo từ nhựa PVC nguyên sinh nên rất thân thiện môi trường đạt chuẩn an toàn, không gây độc hại
- Được ứng dụng lắp đặt cho nhiều không gian như bệnh viện, trường học, phòng điện tử, phòng thí nghiệm…
Cách thi công sàn viny chống tĩnh điện:
Thi công sàn vinyl chống tĩnh điện không cần quá phức tạp, bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau đây:
- Bước 1: Xử lý mặt bằng:
Cần phải vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, giải phóng mặt bằng trước khi thi công.
Kiểm tra lại mặt bằng xem có phẳng hay không? Nếu không, phải xử lý trước khi dán sàn lên. Tránh trường hợp còn đinh, vít làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sàn.
- Bước 2: Quét keo chuyên dụng lên bề mặt sàn:
Sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành quét keo lên mặt sàn. Nên quét keo đều và không quá dày để tránh keo lâu khô. Đợi khoảng 30 phút rồi tiến hành bước 3.
- Bước 3: Tiến hành dán sàn:
Thợ thị công cần xác định điểm chuẩn trước khi dán sàn. Tiến hành dán sàn vinyl chống tĩnh điện theo các điểm chuẩn trước đó đã vẽ ra.
Sau khi dán sàn xong, tiến hành hàn các mối nối lại với nhau bằng chất nhựa PVC. Sau đó dùng dao chuyên dụng cắt các mối hàn.
- Bước 4: Hoàn tất công trình và nghiệm thu:
Sau khi lắp đặt xong bạn cần dọn vệ sinh lại một lần nữa tránh các vật nhọn, dụng cụ gây ảnh hưởng đến mặt sàn.
Nghiệm thu và bàn giao lại cho khách hàng.
Sử dụng sàn vinyl chống tĩnh điện có tốt không?
Đây là một trong những vật liệu chuyên sử dụng cho các dự án lớn như bệnh viện, phòng y tế, phòng thí nghiệm, phòng máy sever… nên chất lượng sàn Vinyl tương đối khá tốt, đáp ứng tiêu chí và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sản phẩm còn khá ít trên thị trường và nhãn hiệu cũng không quá nổi bật nên nhiều khách hàng còn đáng lo ngại.
Ngoài ra, đội ngũ thi công sàn vinyl chống tĩnh điện đòi hỏi phải có tay nghề cao mới tạo ra thành phẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Top 3 sàn vinyl chống tĩnh điện tốt nhất hiện nay:
Sàn chống tĩnh điện ESD Work:
ESD Work là nhãn hiệu đến từ Hàn Quốc được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam cho các hạng mục như phòng thí nghiệm, bệnh viện, phòng máy sever, phòng sạch…
ESD Work có điện trở bề mặt là 2.5 x 104 ≤ R ≤ 106 ohms nên có khả năng kháng khuẩn, kháng hóa chất, ẩm mốc…
Sàn chống tĩnh điện LG Hausys:
Sàn vinyl chống tĩnh điện LG Hausys Staticpulse đạt chứng nhận ESD.1, ASTM F 150, AATCC – 134 nên khả năng chống tĩnh điện và chống bụi bẩn được yêu cầu khá cao đáp ứng các tiêu chí sử dụng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, mặt sàn LG Hausys được cấu tạo nhựa nguyên khối nên có khả năng chịu được trọng tải lớn, kết cấu ổn định, bền theo thơi gian.
Sàn chống tĩnh điện HK Raian:
Sàn vinyl chống tĩnh điện HK Raian được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam năm 2019 và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng đến nay.
Giống như ESD Work thì điện trở bề mặt của HK Raian là 2.5 x 104 ≤ R ≤ 106 ohms nên kháng điện và chống bụi bẩn cực tốt.
Become a first comment for this post!